Việt Nam đã xác định được 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch đã biết.
Trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những sản phẩm bds Nông Nghiệp và Bds nghỉ dưỡng và kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng Thảo Dược
Sản phẩm được tính toán cho người sử dụng vừa ở vừa được làm vườn thỏa với đam mê mà vẫn đảm bảo có rau sạch để dùng và có thảo dược kết hợp điều trị sức khỏe tốt hơn trong cuộc sống .
DT 1000m2 -5000m2 tuỳ nhu cầu của chủ sử dụng
Mô hình bao gồm một căn nhà biệt thự mi ni 3 -4 phòng ngủ 1 phòng khách , bếp + phòng ăn tổng diện tích sử dụng phần nhà ở khoảng 200m2 đất xây dựng , một hồ bơi và phòng ngâm chân bằng thảo dược ngoài trời 100m2 phần còn lại trồng rau cho gia đình và trồng thảo dược hoặc Dâu Tây năng xuất cao Nhật Bản .
Trên thế giới đã có một phong trào "làng sinh thái" (ecovillage) đang trở thành một xu hướng xã hội mới.
Theo cách hiểu cụ thể thì làng sinh thái là một cộng đồng nhỏ thống nhất vì một mục đích chung, dựa trên các giá trị sinh thái. Một làng sinh thái hướng về giữ vững một cân đối chung tôn trọng nguyên tắc không lấy của đất đai nhiều hơn cái mà ta có thể trả lại cho nó.
Hiện nay một làng sinh thái thu nhỏ trong đó có một cụm cư dân có sự tự trị kinh tế và ý thức hệ, với một tinh thần chia sẻ và tương trợ. Một làng sinh thái thực hiện các ý tưởng và công nghệ mới hay truyền thống nhằm xây dựng một tương lai bền vững. Tóm lại làng sinh thái nhằm thực hiện một phương thức sống tập thể sinh thái và công bằng.
Các cư dân của làng sinh thái xác định mục tiêu tôn trọng con người, một nền kinh tế nhân văn, dân chủ trực tiếp, chăm lo xã hội, tương trợ, có một hệ thống trao đổi và tự do về ý thức, nhất thể hoá kinh tế và văn hoá trong môi trường địa phương, tôn trọng môi trường, dùng các công nghệ không gây ô nhiễm, các vật liệu sạch, năng lượng tái tạo được và tái sử dụng chất thải. Phạm vi hoạt động của một làng sinh thái tạo ra một nền kinh tế địa phương – nông nghiệp sinh học, -đa dạng sinh học, -trồng trọt bền vững, -đón tiếp, đào tạo, - nghệ thuật và thủ công nghiệp, -vườn ươm xí nghiệp mang tính đạo đức, -giáo dục, nghiên cứu.
Ta thấy làng sinh thái không nhằm mục đích thu hút khách du lịch. Tuy vậy hiện nay lúc du lịch sinh thái phát triển thì làng sinh thái cũng tham gia vào các mạng lưới du lịch để tăng thu nhập cho các chương trình xã hội.
Mạng lưới Làng sinh thái toàn cầu
Các làng sinh thái nổi tiếng trên thế giới là Findhorn ở Scotland (1962), Lebensgarten ở Đức (1985), Crystal Waters ở Australia (1988). Ở Đan Mạch có làng Munksoegaard, có 100 hộ, gần Copenhagen. Ở Nhật Bản có làng Kobunaki, 2500 hộ gần Kyoto. Ở Canada có tổ chức làng sinh thái Aube, gần Quebec, có ruộng đất tập thể. Ai muốn sống ở đấy phải đóng tiền mua nhà và trả các dịch vụ phí công cộng. Làng hoạt động như một hợp tác xã, ai làm việc được trả công.
Các làng này không mang tính chất du lịch mà mang tính xã hội, như các hợp tác xã.
Mạng lưới làng sinh thái toàn cầu (GEN) hiện nay tập họp 15.000 làng sinh thái trên khắp thế giới. Tổ chức này đã mở rộng định nghĩa của làng sinh thái ra khỏi khía cạnh bền vững sinh thái sang bền vững xã hội (hợp tác, dân chủ) và bền vững tinh thần (đa dạng tín ngưỡng).
Năm 1982 – 1989 phong trào tìm một cách phát triển khác của các nước Bắc Âu, liên kết 100 tổ chức cơ sở để tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Năm 1990 lập ra Tổ chức Gaia và xác định chiến lược âm/dương. Từ 400 năm nay, công nghệ và kinh tế thế giới quyết định sự phát triển của xã hội (dương), nay đến lúc nhân dân phải quyết định họ muốn sống hài hoà với tự nhiên như thế nào. Đấy là phần âm của chiến lược, phát triển các công nghệ phù hợp với cách phát triển này. Họ đã tìm hiểu các làng sinh thái tốt nhất trên thế giới và viết một báo cáo năm 1991 cho thấy có nhiều cộng đồng khác nhau ở khắp nơi nhưng chưa có một lý tưởng đầy đủ về làng sinh thái. Sáng kiến thành lập làng sinh thái bắt đầu từ các năm 1960 ở Scotland, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Srilanka, Burkina Faso. Năm 1991 tổ chức Gaia Đan Mạch mời 20 người từ các nơi này đến để thảo luận về khái niệm làng sinh thái. Họ coi làng sinh thái là một chiến lược toàn cầu để xây dựng một xã hội kiểu khác. Đến năm 1994 thì lập ra một ban thư ký ở Đan Mạch để điều phối phong trào Mạng lưới làng sinh thái toàn cầu (GEN). Phong trào đã đề ra chiến lược xây dựng các làng sinh thái.
Vấn đề khó khăn nhất là rất nhiều người muốn sống trong các làng sinh thái này. Làm thế nào để có đất chia cho họ.
Các mục tiêu hoạt động của Làng sinh thái
Làng sinh thái phải làm các công việc sau:
- Chọn đất có thể sống được,
- Xây dựng một cơ sở hạ tầng cho cộng đồng thật.
- Xác định trách nhiệm về môi trường,
- Giúp đỡ các cá nhân phát huy sáng kiến,
- Có chỗ nuôi trẻ em,
- Tôn trọng người già trong cộng đồng,
- Có chỗ hội họp rộng rãi,
- Công nhận tín ngưỡng và cá tính của mọi người,
- Giữ vững sự mềm dẻo với ứng xử toàn cầu,
- Giúp đỡ ai muốn hoà hợp với việc trả công hợp lý,
- Bảo đảm sự bền vững dài hạn,
- Tạo một cuộc sống vui vẻ và lâu bền.
Sáu đòi hỏi của làng sinh thái là:
- Không khí, nước và đất sạch,
- Tự do phát biểu và muốn tham gia,
- Tác động qua lại về xã hội,
- Hoạt động có ý nghĩa,
- Hoạt động an toàn,
- Có nhà ở thích hợp.
Các chỉ tiêu của một làng sinh thái:
- Có khoảng 50 ha,
- Có khoảng 30 lô đất,
- Số lô đất cao nhất: 100,
- 70% ruộng đất là của công,
- Mỗi cá nhân đều phải làm việc ở nhà,
- Sử dụng ruộng đất đa dạng: ở, buôn bán, làm ruộng,
- Có các dịch vụ: điện, nước, điện thoại.
Kế hoạch hoạt động
- Về sinh thái phải bảo đảm sự cân bằng: sống hài hoà với môi trường, sản xuất thức ăn sạch, cân đối dinh dưỡng, dùng vật liệu và năng lượng tái tạo được, tạo chất thải ít nhất, giữ nước sạch, dùng chất thải để tái tạo môi trường, dùng năng lượng tái tạo được.
- Về xã hội phải bảo đảm sự cần bằng: để tạo một xã hội bền vững và năng động phải có sự an ninh và tin tưởng lẫn nhau cho phép mỗi cá nhân có thể tự do biểu hiện vì lợi ích chung. Phải hỗ trợ truyền thông, quan hệ và năng suất. Có đủ phương tiện để truyền thông với nhau và với xã hội bên ngoài. Tôn trọng tài năng, tay nghề và nguồn lợi khác dùng chung cho cộng đồng. Tôn trọng sự đa dạng, sức sống và tính sáng tạo. Thúc đẩy giáo dục, học tập và sáng tạo. Tăng cường sức khoẻ, chia đều phúc lợi.
- Về tinh thần, bảo đảm sự cân đối: sức sống văn hoá phải bền vững, phát triển hoạt động văn nghệ và văn hoá, lễ hội, coi trọng các giá trị tinh thần, tín ngưỡng, giá trị thúc đẩy tính cộng đồng.
Các làng sinh thái nổi tiếng
Làng sinh thái Findhorn ở Scotland, đầu tiên đây là một nhóm người sống với nhau, thử trồng rau trên một bãi đậu xe đất cát, sau trở thành một vườn rau, hoa và cây thuốc rất tốt. Nhiều người đến lập thành một cộng đồng. Năm 1972 lập một tổ chức gồm gần 300 người, trở thành một trung tâm giáo dục, thu hút giáo viên từ các trường đại học trong vùng. Cuối các năm 1980 trở thành một làng sinh thái, có một trạm phát điện chạy bằng sức giớ, và xây dựng 40 ngôi nhà sinh thái. Năm 1997 Liên hiệp quốc đã công nhận là một trung tâm giáo dục.
Làng sinh thái Lebensgarten ở Đức, năm 1985 là một cộng đồng có 4ha, định làm nơi nghỉ cho dân sống ở Berlin. Sau định xây dựng một cộng đồng có cách sống khoan dung, suy nghĩ về sinh thái, tránh thành kiến và cạnh tranh, khuyến khích sự tương trợ, giúp nhau và hợp tác hoà bình. Cuộc sống đầu tiên rất khó khăn. Dần dần họ tổ chức được việc sản xuất chung theo nguyên tắc của hợp tác xã. Một số người vẫn kinh doanh cá thể. Qua tranh luận cuối cùng họ tìm được các giải pháp chung.
Việc giáo dục tập trung vào dạy về dinh dưỡng tự nhiên, nông nghiệp sinh thái, sử dụng nguyên liệu tự nhiên vào công nghệ sản xuất, tạo ra năng lượng. Ngoài ra còn dạy cả âm nhạc, kịch và nghệ thuật. Còn dạy cả về tinh thần tự lực và tương trợ… Hoạt động của cộng đồng mang lại kết quả bất ngờ. Đặc biệt tư tưởng Thiền của Phật giáo phát triển rất mạnh trong cộng đồng. Làng đã trở thành một trung tâm giáo dục quốc tế. Làng sinh thái này được Liên hiệp quốc đánh giá là có kết quả về nông nghiệp sinh thái nhất trong các làng sinh thái.
Làng sinh thái Crystal Waters ở Australia khi thành lập năm 1989 là làng nông nghiệp sinh thái, có 200 cư dân. Làng năm ở một khu vực hoang dã có rừng và hệ động vật đa dạng. Chất lượng nước rất tốt. Đây là một trung tâm học tập lý luận, kỹ thuật thực tiễn, triết lý. Nhà ở xây thành từng cụm với vật liệu địa phương. Sử dụng năng lượng mặt trời và tái tạo, xử lý chất thải, xử lý nước. Rừng được bảo vệ và phục hồi, trồng các loại cây bản địa. Hệ động vật phong phú được bảo vệ. Chăm sóc sức khoẻ bằng Yoga, Thiền, châm cứu, xoa bóp, Aikido, và các liệu pháp cổ truyền. Có 16 dân tộc sống với nhau trong không khí văn hoá đa dạng. Trồng trọt đa dạng, không dùng chất hoá học, phủ đất, dùng phân hữu cơ, chăn thả vật nuôi, chăn nuôi hữu cơ, nuôi ong, nuôi cá, nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, trồng xen, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Đây là một trung tâm giáo dục quốc tế của Liên hiệp quốc.
Làng sinh thái Kobunaki gần Kyoto, Nhật Bản là nơi tìm tòi một lối sống mới cho thế kỷ XXI. Làng có 15ha, ở đây họ muốn xây dựng một cộng đồng có rất nhiều ý tưởng và hành động về một cuộc sống mới. Làng trồng nhiều cây ăn quả, cây thuốc, hoa, rau, tạo cảnh quan nuôi người về tinh thần lẫn vật chất. Đã dùng các hệ thống tự nhiên để tạo ra năng lượng, làm sạch nước và xử lý chất thải bằng công nghệ mới. Đã trở thành một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy về cách sống và làm việc mới. Làng sẽ có 200 – 3000 nhà, rất nhiều cây xanh, một viện nghiên cứu, một trung tâm năng lượng, một nhà kính…
Các làng sinh thái này đã thu hút rất nhiều khách du lịch trên toàn thế giới đến học tập về nông nghiệp sinh thái, phát triển cộng đồng và du lịch sinh thái.
Nguồn: St