Albert Einstein đã từng nói:
“Đừng cố trở trở thành người thành công, mà hãy trở thành người có giá trị“.
Giá trị mà bạn đóng góp cho xã hội chính là thước đo thành công của bạn. Bạn chỉ cần tập trung vào việc tạo ra giá trị, thành công là thành quả mà bạn xứng đáng nhận được. Mà giá trị bạn tạo ra lại là kết quả của năng lực, nên việc bạn càng nâng cao năng lực bản thân bao nhiêu, thì bạn lại có cơ hội tạo ra giá trị cho xã hội nhiều bấy nhiêu.
Vậy nếu chúng ta là một sinh viên hoặc học sinh, muốn nâng cao NĂNG LỰC CÁ NHÂN, chúng ta sẽ phải bắt đầu từ đâu ? Và nâng cấp như thế nào ?
Dưới đây là phần chia sẽ về 4 NĂNG LỰC CÁ NHÂN. Đây là một TẤM BẢN ĐỒ mà bạn nên hiểu thật rõ ràng để tiến bước đến thành công của mình.
--------------------------------------
Theo UNESCO, ba thành tố cấu thành nên NĂNG LỰC của một con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 % và thái độ chiếm 70% . Nhờ vào các chỉ số này, mà chúng ta có thể phân định được năng lực của cá nhân của từng con người. Tổng cộng có 4 nhóm năng lực:
--------------------------------------
Theo UNESCO, ba thành tố cấu thành nên NĂNG LỰC của một con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 % và thái độ chiếm 70% . Nhờ vào các chỉ số này, mà chúng ta có thể phân định được năng lực của cá nhân của từng con người. Tổng cộng có 4 nhóm năng lực:
1.NĂNG LỰC THỰC THI
Nhóm người này là nhóm người hoàn thành được vòng tròn số 4 – Kiến thức chuyên môn. Đó có thể là kiến thức chuyên môn về một chuyên ngành nào đó được đào tạo bởi nền tảng giáo dục truyền thống (12 năm học, Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học,…)
Kiến thức chuyên môn là một nền tảng cứng rất cần thiết để cấu thành nên năng lực cá nhân của một con người. Kiến thức chuyên môn là thành tố đầu tiên mà bạn cần phải có để dấn thân vào bất cứ ngành nghề nào. Bạn hãy thử nghĩ xem nếu như một nông dân không biết gì về việc trồng trọt thì người ấy có thể thành công trong công việc của mình hay không? Tương tự, một kỹ sư điện máy nhưng lại không biết kết cấu của mạch điện, thì đó quả là một điều nguy hiểm cho chính họ và người khác khi họ thực thi công việc của mình.
Tuy nhiên, cho dù bạn đã hoàn tất vòng tròn số 4 này, năng lực thực sự vẫn không cao. Bạn vẫn có thể thực thi được công việc của mình, nhưng công việc vẫn chưa thực sự diễn ra hiệu quả.
Bạn cần hiểu rằng, kiến thức chỉ chiếm 4% trong việc cấu thành nên năng lực cá nhân của bạn. Một con người có kiến thức nhưng chỉ dừng lại ở việc “biết”, không thể vận dụng được nó vào thực tiễn, thì kiến thức đó vẫn là kiến thức chết.
Nhưng nếu như không có kiến thức nền tảng, thì bạn cũng không thể hiểu được nguyên lý và thực thi được kiến thức ấy. Cho nên, tuy việc kiến thức nền tảng chỉ chiếm 4% trong việc kiến tạo nên năng lực, kiến thức đó cũng là kiến thức cần thiết cho sự phát triển năng lực của bạn. Biết vẫn quan trọng hơn là không biết. Và làm quan trọng hơn biết. ( Không biết < Biết < Làm )
"Kiến thức chỉ là lời đồn, nếu như nó không được vận dụng và tạo ra một kết quả thực tế" – Mr.Z
2. NĂNG LỰC HIỆU QUẢ
Nếu như đã nắm vững được vòng tròn số 4 – kiến thức chuyên môn. Và bạn tiến lên xây dựng, góp nhặt cho mình những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc của bạn (vòng tròn số 3). Thì bạn sẽ bước sang nhóm người có năng lực hiệu quả.
Năng lực hiệu quả là năng lực có khả năng vận dụng những kiến thức mình biết để kết hợp những nguồn lực hợp lý, từ đó tổ hợp những hoạt động để tạo ra kết quả như mình mong muốn một cách rõ ràng, đơn giản và chuẩn xác.
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết để chúng ta gia tăng năng lực của mình. Bạn càng rèn luyện kỹ năng nào nhiều, kỹ năng đó càng thuần thục. Mức độ thuần thục của kỹ năng của bạn sẽ tạo ra những kết quả hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và chuẩn xác hơn.
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết để chúng ta gia tăng năng lực của mình. Bạn càng rèn luyện kỹ năng nào nhiều, kỹ năng đó càng thuần thục. Mức độ thuần thục của kỹ năng của bạn sẽ tạo ra những kết quả hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và chuẩn xác hơn.
Nên việc rèn luyện những kỹ năng hiệu quả là việc cần làm và nên làm để bạn gia tăng năng lực của bạn, càng ngày càng gia tăng năng suất, giá trị đóng góp của bạn đến xã hội này sẽ càng tăng.
3. NĂNG LỰC ẢNH HƯỞNG
Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn là một con người có năng lực hiệu quả. Tuy nhiên, nó chưa phải là một điểm đến cuối cùng dành cho bạn. Vì một người có được năng lực hiệu quả, nhưng lại thiếu một “chất riêng” tạo cho riêng mình. Sẽ dễ hòa trộn cùng đám đông và khó tạo ra sự khác biệt. Đó là lúc bạn cần vận dụng những khả năng bẩm sinh mạnh mẽ nhất của bản thân mình để làm lợi thế cạnh tranh.
Vì GIỎI là do luyện tập. Nhưng để trở nên XUẤT SẮC trong bất cứ lĩnh vực nào đó thì bạn phải luyện tập trong vùng mạnh bẩm sinh của bạn ít nhất là 10.000 giờ. Cho nên ở cấp độ năng lực ảnh hưởng, bạn phải tìm ra thế mạnh mà tạo hóa đã ban cho bạn, vận dụng chính sức mạnh đó làm đòn bẩy để tạo ra một sự khác biệt đột phá.
Để bắt đầu với cấp độ này, bạn phải bước đi trên con đường khám phá và tìm hiểu chính mình. Những tính cách, những tài năng, những năng khiếu đặc biệt của mình. Hiện nay, có rất nhiều công cụ để bạn khám phá sức mạnh bẩm sinh hay xu hướng tính cách của mình. Để từ đó hiểu được và nhận ra những ƯU ĐIỂM và những mảng KHÔNG PHẢI ƯU ĐIỂM của mình, để lấy đó làm cơ sở nhảy vào cuộc chơi đúng thế mạnh . Khi đó, bạn sẽ tiết kiệm từ 5 năm tới 10 năm so với lĩnh vực mà bạn không giỏi bẩm sinh.
Các công cụ để bạn có thể có thêm thông tin về xu hướng tính cách, tiềm năng bẩm sinh có thể là : MTBI, DMIT, nhân tướng học, 9 loại hình trí thông minh … hoặc quan sát cuộc sống qua những trải nghiệm và tự đúc kết….
Công cụ được nhiều người ứng dụng nhất hiện nay về việc khám phá tiềm năng bẩm sinh con người là DMIT – Dermatoglyphics Multiple Intelligence Test ( Sinh trắc học vân tay / Phân tích cấu trúc não bộ ). Vì nó định lượng được những chỉ sốcác vùng chức năng trên não bộ, từ đó phân tích được khả năng bẩm sinh về tiềm năng của một con người. Có được bản báo cáo này cũng là một lợi thế để bạn có thêm thông tin xác định được tiềm năng bẩm sinh của mình nhanh hơn và hiệu quả hơn là việc bạn suy đoán định tính hay quan sát qua những trải nghiệm thực tế.
4. NĂNG LỰC DẪN DẮT
Đây là năng lực cao nhất trong tất cả những năng lực. Đây là năng lực cốt lõi của một con người. Vì những người có thể đạt được năng lực này là người có thể là những nhà lãnh đạo có làm thay đổi một tập thể, một tổ chức, một khu vực, một xã hội, một đất nước, một châu lục và thậm chí là thế giới.
Những người đạt ở năng lực này, không những là một người đã đạt được các năng lực trước, mà còn là người có:
*TRÍ TUỆ – phân định được đâu là lẽ phải và giúp người khác phân định được lẽ phải
*ĐẠO ĐỨC – sống vì lẽ phải và làm gương cho người khác về lẽ phải
*NGHỊ LỰC – dám sống vì lẽ phải và luôn giữ vững sống vì lẽ phải
Muốn làm được điều này thì :
- ĐẠO ĐỨC luôn được nuôi dưỡng
- TRÍ TUỆ luôn được trau dồi
- Sức mạnh của NGHỊ LỰC luôn được rèn luyện.
- TRÍ TUỆ luôn được trau dồi
- Sức mạnh của NGHỊ LỰC luôn được rèn luyện.
Đây là cấp độ năng lực mà bất kỳ nền giáo dục nào, bất kỳ con người nào cũng nên hướng đến, vì chỉ khi một con người có năng lực dẫn dắt xuất hiện, là thế giới và xã hội sẽ được tốt đẹp hơn.
Zero Plus luôn tin rằng, việc quan trọng nhất, cần thiết nhất và đáng làm tâm nhất là việc đưa nhiều con người hơn đến với cấp độ dẫn dắt. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này, bằng cách chúng ta hãy trở thành một con người đủ TÀI và ĐỨC, một con người có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ hôm nay và mai sau.
– Pháp Tuệ