"Rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã giống với những gì bạn nghĩ..."
Người đàn ông ra ngoài săn bắn, để con chó ở nhà trông chừng đứa bé.
Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả.
Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy. Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác của một con chó sói đang nằm bên cạnh góc tường. Thì ra….
Rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã giống với những gì bạn nghĩ.
Những việc đối nhân xử thế, nên cho người ta có cơ hội để giải thích, và hãy nhẫn nại lắng nghe những lời giải thích của người ta. Có như vậy, trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. chúng ta sẽ tránh được rất nhiều điều khiến ta phải hối tiếc về sau này.
Không hỏi, không nói, không giải thích,.. đôi khi không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, hoặc cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
1. Mình không hỏi + người không nói = khoảng cách.
2. Mình hỏi rồi + người không trả lời = rời xa.
3. Mình hỏi + người trả lời = tôn trọng.
4. Mình muốn hỏi + người muốn nói = thấu hiểu nhau.
5. Mình chưa hỏi + người đã nói = tín nhiệm.
Đức Phật đã dạy rằng: “Đôi khi, trở nên tử tế sẽ tốt hơn là trở nên đúng đắn. Chúng ta không cần đến một đầu óc thông minh để nói, mà cần một trái tim kiên nhẫn biết lắng nghe”.
Hiểu lầm vốn dĩ bắt nguồn từ "phán xét". "Phán xét" lại dựa trên cái gì? "Phán xét" dựa trên suy nghĩ cá nhân, chủ quan, từ những thông tin nghe được mà xem như mình đúng.
Thực tế chứng minh, cái nhìn của chúng ta về người khác không luôn luôn chính xác, thậm chí nhiều khi còn nhầm lẫn nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng không còn đúng với sự thật nữa.
Đừng nhìn thực tế qua lăng kính chủ quan, chỉ vì để bảo vệ quan điểm cá nhân của bản thân. Cho dù bạn thông minh đến đâu, tâm trí chúng ta có thể đóng vai kẻ lừa đảo trong “vở kịch” đời.
Luôn tự cho mình là đúng, cho rằng lý lẽ của người khác chỉ là biện hộ không có chút giá trị gì... chính là đã lấy đi cơ hội để bạn hiểu hơn về người khác. Và đó cũng chính là nguyên do của biết bao nhiêu hiểu lầm, đau khổ trong đời.
Đôi khi, bình tĩnh một chút đứng lại nghe người kia giải thích, 2 người đã không phải sống trong dằn vặt, dù con yêu thương sâu đậm mà vẫn đường ai nấy bước.
Đôi khi, chỉ cần hạ cái tôi xuống một chút, hỏi bạn mình lý do, cho họ cơ hội giãi bày thì giờ đây có thể vẫn là bạn bè thân thiết, chứ chẳng đến nỗi đường anh anh đi, đường tôi tôi bước, bao nhiêu ân tình trước kia coi như không tồn tại.
Đôi khi, các bậc cha mẹ chịu bao dung hơn một chút mà lắng nghe con mình giải thích xem tại sao chúng học hành sa sút, tại sao chúng đánh nhau hay chơi bời thì đã không có chuyện tình cảm gia đình sứt mẻ...
Mỗi người đều có lý do cho hành động của mình. Thế nên cho người khác cơ hội giải thích cũng chính là để bản thân không phải hối hận về sau!
- lời Bụt dạy