Mình chắc hẳn đa phần trong số các bạn đã từng hỏi câu Nhân Vô Thập Toàn là gì? Và các bạn cũng đã tìm hiểu ý nghĩa của nó. Có phải ý nghĩa của nó là: "con người ta không ai là hoàn hảo, là hoàn toàn không có khiếm khuyết cả nhân vô thập toàn, ai mà chẳng có khiếm khuyết!"
Đã bao giờ các bạn thắc mắc thật sự ý nghĩa của "Thập" ở đây nghĩa là gì không? Mình vốn là người hiếu kỳ, nên luôn tìm hiểu sâu sắc căn nguyên của sự vật sự việc. Một hôm, mình được biết đến tri thức về "10 Đức - Pa Ra Mi (tiếng Phạn) - Ba Là Mật (tiếng Việt)". Mình xin chia sẻ với các bạn cụ thể hơn:
1/ Buông Bỏ - Buông Xả
- Đức tính biểu hiện chính là sự hiểu biết đúng đắn, nhận định chân chính, suy luận vô tư, không luyến ái cũng không ghét bỏ. Không ưa thích cũng không oán giận.
- Buông Xả ở đây cũng không phải là lạnh lùng, lãnh đạm, không màng thé sự, ... Trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ Tâm như Đất. Cũng như trên Đất, ta có thể buông bỏ bất cứ thứ gì, dẫu chua, ngọt, sạch, dơ ... Đất vẫn thản nhiên, vô tư, không giận không thương.
- Mọi thứ gì của quá khứ, của ngày hôm qua thì hãy cứ cho qua đi, đừng tiếc nuối nó nữa. Mình xin chia sẻ với bạn 1 điều về quy luật của cơ thể: cứ sau 6 tháng, toàn bộ thân thể này được thay thế hoàn toàn. Bởi vì, chất tạo nên cơ thể bạn, mà ngày mai thì chất lại thay đổi do những thứ ta ăn, những khí ta hít thở ... Sự thay đổi luôn hiện diện một cách hiển nhiên, cho nên hãy rèn luyện Buông Bỏ.
2/ Trì Giới
- Giới: là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của thân, khẩu, ý. Cơ bản có 5 giới.
- Ngũ giới là năm giới, năm điều khuyến khích, phải giữ của người Phật tử tại gia. Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới, vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng được quả báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới.
- Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội.
3/ Trí Tuệ
- Trí tuệ là hiểu biết rõ ràng, đúng đắn, sâu sắc.
- Có 3 loại Trí Tuệ:
+ Trí tuệ đến từ việc nghe lời dạy của người khác: Xưa kia, chưa có sách vỡ nên đi học là đến nghe lời thầy giảng dạy rồi ghi nhớ nằm lòng.
+ Trí tuệ đến từ quá trình Quan Sát -> Phân Tích -> Đúc Kết: ví dụ những kiến thức khoa học thực dụng của người phương Tây là sản phẩm của loại Trí tuệ này.
+ Trí tuệ đến từ việc Thiền tập.
Hai loại Trí Tuệ đầu chỉ mang kiến thức trong phạm vi luận lý của thế gian. Nhờ Thiền tập, ta có thể ngộ ra được những chân lý vượt ra ngoài phạm vi của lý trí.
4/ Tinh Tấn
- Tinh Tấn có mối liên hệ mật thiết với Trí Tuệ, là biểu hiện của sự kiên trì cố gắng, giữ vững Nghị Lực, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đến cuối cùng.
- Tinh Tấn ở đây không phải là năng lực vật chất, mặc dù sức mạnh vật chất cũng là một điểm lợi. Tinh tấn là một loại năng lực tinh thần, sức khỏe tâm linh, là sự nổ lực không ngừng, tình trạng chuyên cần, tích cực của tâm nhằm mục đích phục vụ người khác.
5/ Bao Dung
- Biểu hiện năng lực của sự Tha Thứ.
- Nếu bạn không Tha Thứ bạn sẽ sa lầy vào nó, và điều này lại cản trở bạn. Nó giống như là việc bạn uống thuốc độc hằng ngày mà lại mong cho thằng hàng xóm nó chết vậy.
- Bạn không có quyền Tha Thứ, người bạn cần Tha Thứ ở đây chính là bản thân bạn. Hãy luôn mang trong lòng Bao Dung vì những thứ mà bạn cho đi chính là những thứ bạn nhận lại.
6/ Quyết Tâm - Quyết Định
- Năng lượng vượt qua sự trở ngại.
7/ Chân Thật
- Nghĩa là giữ tròn lời hứa, luôn hành động theo lời nói và nói theo hành động, luôn luôn dung hòa tư tưởng, lời nói và việc làm.
- Mọi sự vững vàng đều dựa trên nền tảng của Sự Thật.
8 / Từ Bi
- Năng lực của tình Yêu Thương, biểu hiện của sự hiền lành, hảo tâm, từ ái và tình huynh đệ.
- Tình yêu thương ở đây không phải sự trìu mến riêng một người nào, cũng không phải sự luyến ái xác thịt.
- Kẻ thù của Từ Bi chính là lòng oán hận, gián tiếp là lòng trìu mến luyến ái. Vì Trìu mến sinh ra lo sợ và phiền muộn. Ngược lại, Từ Bi lại sinh ra An Vui, Hạnh Phúc.
9/ Bình Tâm
- Năng lực của sự Nhẫn Nại, quan trọng cũng như tinh Tấn.
- Đây là loại năng lực chịu đựng những phiền não mà người khác gây ra cho mình hoặc gánh chịu những lỗi lầm của người khác.
10/ Từ Thiện
- Hay làm việc giúp đỡ người khác, tiêu trừ những tư tưởng ích kỷ, xấu xa và phát triển tư tưởng vị tha, trong sạch.
- Đây là một niềm hân hoan, một phước lành cho cả người tặng lẫn người nhận - thọ lãnh.
----------------
Quay lại vấn đề, thì nếu một người tròn đầy 10 Đức này sẽ được thành Phật. Vậy, "Nhân vô thập toàn" nghĩa là đã làm con người thì không thể đủ 10 Đức này, nếu đủ thì sẽ đạt Đẳng Giác Ngộ.
---------------
📚Này, người có đi đâu, về đâu..
-Vẫn luôn nhớ Chia Sẻ, Phục Vụ Cộng Đồng
-Vẫn luôn nhớ cùng đồng đội xây dựng tình huynh đệ
-Vẫn luôn nhớ soi lỗi chính mình mỗi ngày qua... 📚
- Thiện Minh
0 nhận xét:
Post a Comment